Thứ 6 - 26/02/2016
Nhiệt liệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất Nước (30/4/1975-30/4/2025)
Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025)
Kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2025)
Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025)
Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về “đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Mục tiêu đến năm 2030:

- Phát triển công nghiệp công nghệ số bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với hạt nhân là Khu Công nghệ thông tin tập trung Long Thành; hình thành hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số của tỉnh với các công nghệ chiến lược gồm: bán dẫn, trung tâm dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (BigData), điện toán đám mây (Cloud), chuỗi khối (blockchain). Thu hút được ít nhất 1 doanh nghiệp công nghệ số lớn hàng đầu trên thế giới đầu tư và sản xuất.

- Phát triển công nghiệp dữ liệu dựa trên hạ tầng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây tại Khu Công nghệ thông tin tập trung Long Thành và các khu khác; thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài FDI về dịch vụ lưu trữ, trung chuyển, xử lý dữ liệu xuyên biên giới tại Khu Công nghệ thông tin tập trung Long Thành.

- Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế tỉnh trên 60%; tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trên tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt tối thiểu 50%. Quy mô kinh tế số đạt 35% - 37% GRDP, trong đó kinh tế số các ngành, lĩnh vực chiếm 70%. Tỉ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%; giao dịch không dùng tiền mặt đạt trên 80%. Tỉ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt trên 40% trong tổng số doanh nghiệp. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số đóng góp vào chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,7.

- Kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hàng năm của tỉnh cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển. Nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo đạt 12 người trên 1 vạn dân; thu hút ít nhất 01 tổ chức khoa học và công nghệ, hoặc doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, công nghệ số hàng đầu của khu vực và thế giới để kêu gọi đầu tư và hợp tác phát triển; số lượng đơn đăng ký sáng chế, văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16-18%/ năm, tỉ lệ khai thác thương mại đạt 8-10%.

- Thu hút đầu tư và xây dựng hạ tầng số hiện đại, dung lượng lớn, tốc độ cao. Thu hút đầu tư trong nước trạm phân phối cáp quang quốc tế (Point of Presence – PoP) cho Khu Công nghệ thông tin tập trung Long Thành và hình thành siêu xa lộ Internet. Triển khai hạ tầng Internet băng thông rộng tốc độ cao từ 1 Gbps trở lên cho người sử dụng cuối; phủ sóng thông tin di động thế hệ 5G toàn tỉnh và các thế hệ tiếp theo; sử dụng các phương thức truyền dẫn công nghệ mới. Triển khai hạ tầng IoT từ tỉnh đến xã. Xây dựng đô thị thông minh ở các khu vực có đủ điều kiện.

- Thực hiện quản lý Nhà nước cơ bản hoàn toàn trên môi trường số, kết nối và vận hành thông suốt giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị; đảm bảo an toàn, an ninh không gian mạng, an ninh dữ liệu và bảo vệ dữ liệu.

Tầm nhìn đến năm 2045:

- Quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50% GRDP

- Đồng Nai trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số và phát triển thành Trung tâm số (Hub số) của Việt Nam và của khu vực Đông Nam Á với hạt nhân là Khu Công nghệ thông tin tập trung Long Thành.

- Thu hút ít nhất 05 doanh nghiệp công nghệ số lớn hàng đầu trên thế giới đầu tư và sản xuất.

- Các doanh nghiệp trong nước tự chủ về công nghệ và đóng vai trò thiết yếu, chiếm ít nhất 40% trong hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số tỉnh.

Trên cơ sở các mục tiêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai cũng đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc tổ chức thực hiện:

1. Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

2. Triển khai thực hiện các chính sách, quy định pháp luật mới và đưa ra các chính sách hỗ trợ của tỉnh để tạo lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

3. Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

4. Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

5. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả quản trị, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng và an ninh.

6. Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Chi tiết kế hoạch 433-KH/TU:433_49287.pdf433_49287.pdf

Nguyễn Ánh Tuyết


Đang cập nhật bài hát.

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Ban Quản lý Khu công nghệ cao Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai​

Chịu trách nhiệm chính: ông Phạm Việt Phương - Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai . 
Địa chỉ Văn phòng đại diện: Số 288/4 đường 30/4, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

​Trụ sở chính: xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
ĐT: 0251.650.9666 - Email: