Thứ 6 - 26/02/2016
Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024)
Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024)
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024)
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024)
Nhìn lại 10 năm giống ngô biến đổi gen (gmo) được công nhận tại Việt Nam

Ngô (bắp) là cây lương thực có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu sản xuất trồng trọt, có diện tích lớn đứng thứ 2 sau cây lúa. Mặc dù còn những hạn chế nhưng sản xuất ngô trong nước đã đạt được những thành tựu khá nổi bật, nhất là trong nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai, các biện pháp kỹ thuật canh tác, thời vụ, công nghệ và thị trường…; là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất ngô nước ta phát triển, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con nông dân.

Trong sản xuất, bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất ngô hàng hóa tập trung, ứng dụng quy trình kỹ thuật mới để tăng năng suất, giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm... Tuy nhiên, cây ngô được trồng chủ yếu trên diện tích thiếu nước, nghèo dinh dưỡng, vùng núi, vùng khó khăn, qui mô sản xuất ngô của nước ta vẫn còn phân tán, nhỏ lẻ theo nông hộ, chưa liên kết theo chuỗi, chưa gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ; công nghệ sau thu hoạch chưa được quan tâm, diện tích áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất ngô vẫn còn rất thấp, các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến chưa được phổ biến, suất đầu tư thấp, sử dụng phân bón thiếu khoa học gây lãng phí là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của sản xuất ngô. Năng suất ngô trung bình của nước ta vẫn còn thấp so với thế giới và một số nước trong khu vực, chúng ta thực sự còn thiếu các gói kỹ thuật sản xuất ngô cho từng vùng sinh thái.

Tính đến hết ngày 30/9/2024, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Trồng trọt) đã công nhận tổng số 31 giống ngô biến đổi gen (GMO), bao gồm: 

- Giống ngô GMO tạo ra từ giống nền được công nhận theo Thông tư 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT: 30 giống

- Giống ngô GMO được công nhận theo theo Luật Trồng trọt và Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 31/12/2019: 01 giống

Theo báo cáo của các Công ty, trong 10 năm qua (từ năm 2015 khi có giống ngô GMO đầu tiên được công nhận đến hết ngày 30/9/2024), tổng lượng hạt giống ngô GMO nhập khẩu là 13.256/72.141 tấn (chiếm 22,5% tổng lượng giống nhập khẩu), tương đương 662 nghìn ha diện tích gieo trồng.

Các giống ngô GMO nhập khẩu đều mang sự kiện chuyển gen kháng sâu hại bộ cánh vảy (sâu đục thân, đục bắp, đục cờ) được gieo trồng tại các vùng sinh thái được công nhận. Theo đánh giá sơ bộ của các địa phương:

- Các giống sinh trưởng phát triển khỏe và phù hợp với cơ cấu mùa vụ tại các vùng trồng ngô nước ta do  giống ngô GMO tương đồng so với giống nền ở các tính trạng hình thái đặc trưng.

- Đối với vụ, vùng trồng ngô chịu áp lực cao về sâu hại bộ cánh vảy (sâu đục thân, đục bắp, đục cờ), sử dụng giống ngô GMO thể hiện khả năng kháng sâu với các nhóm sâu bệnh mà giống được chuyển gen kháng. Khả năng kháng sâu thể hiện ở chỗ: ít phải sử dụng thuốc phun trừ sâu hơn đối với nhóm dịch hại so so với giống nền không được chuyển gen kháng, Hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với giống truyền thống do không tốn kinh phí mua thuốc và công phun thuốc.

Ngược lại, đối với vụ, vùng trồng ngô không chịu áp lực cao về sâu đục thân, sử dụng giống ngô GMO không thể hiện rõ khả năng kháng sâu hại bộ cánh vảy. Hiệu quả kinh tế mang lại không rõ ràng với giống truyền thống, giống nền do chi phí giống ngô GMO cao hơn giống nền, giống địa phương.

- Về năng suất, chất lượng cho thấy: giống ngô GMO cho năng suất trung bình cao hơn so với giống truyền thống ở những vụ, vùng chịu áp lực cao về sâu hại; chất lượng hạt thương phẩm cũng tốt hơn so với giống truyền thống do hạt không bị hại bởi sâu đục thân và nấm bệnh.

Ngược lại, ở những vụ, vùng không chịu áp lực cao về sâu hại, giống ngô GMO cho năng suất trung bình không cao hơn rõ ràng so với giống truyền thống; chất lượng hạt thương phẩm tương tự giống truyền thống.

Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định cây ngô (ngô lấy hạt các loại, ngô sinh khối, ngô rau) là đối tượng cây trồng quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với ngô GMO cần có những đánh giá chuyên sâu, bài bản, hệ thống và lâu dài về những tác động trong việc sử dụng các giống ngô GMO trên diện rộng.

Trong đó, yêu cầu đánh giá tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) lâu dài hàng nhiều chục năm, trăm năm mang tính tích lũy của việc sử dụng sản phẩm GMO làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi tới con người và động vật.

 

TT

Thông tin

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

1

Diện tích ngô cả nước

1.178,9

1.152,7

1.099,5

1.032,9

986,7

942,5

902,8

887,2

884,6

-

2

Nhu cầu giống (tấn)

23.578

23.054

21.990

20.658

19.734

18.850

18.056

17.744

17.692

-

3

Sản xuất trong nước (tấn)

12.864

15.777

13.483

13.941

12.167

13.457

13.961

10.554

9.061

-

4

Nhập khẩu (tấn)

10.714

7.277

8.507

6.717

7.567

5.393

4.095

7.190

8.631

6.050

-

Giống nền

10.047

6.877

7.723

5.956

5.610

3.294

3.052

4.683

7.071

4.569

-

Giống GMO

667

400

784

761

1.956

2.099

1.042

2.506

1.560

1.481

-

% giống GMO/

giống nền

6,6

5,8

10,2

12,

8

34,9

63,7

34,1

53,5

22,1

32,4

 

Bảng: Khối lượng giống ngô GMO/giống nền biến đổi gen nhập khẩu

(từ 2015-9/2024); theo số liệu của Cục Trồng Trọt tính đến ngày 30/9/2024.

                                   

                                                                                                                        (Vương Lan)


Đang cập nhật bài hát.

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Ban Quản lý Khu công nghệ cao Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai​

Chịu trách nhiệm chính: ông Phạm Việt Phương - Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai . 
Địa chỉ Văn phòng đại diện: Số 288/4 đường 30/4, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

​Trụ sở chính: xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
ĐT: 0251.650.9666 - Email: