Sáng
ngày 17/12/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư
pháp năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu các tỉnh,
thành trong cả nước. Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung
ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ, dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có các đồng
chí lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa
phương.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Hà
Nội
Tại
điểm cầu của Đồng Nai, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng chủ trì, cùng với
sự tham gia của các sở, ban, ngành, ubnd huyện, thành phố.
Theo
báo cáo tại hội nghị, năm 2024, Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội
thông qua 28 luật, 5 nghị quyết. Riêng Bộ Tư pháp đã chủ trì, xây dựng trình
Chính phủ trình Quốc hội thông qua 3 luật, 1 nghị quyết.
Bộ
Tư pháp đã thẩm định 33 đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và 176 dự
án, dự thảo; tổ chức pháp chế các bộ, ngành đã thẩm định 692 dự thảo; các địa
phương đã thẩm định 365 đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và 8.058 dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ
Tư pháp đã tham mưu triển khai hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo rà soát, xử
lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm khẩn trương rà
soát, xử lý vướng mắc, bất cập trong các quy định pháp luật, đề xuất Chính phủ
báo cáo Quốc hội xem xét, ban hành 3 luật sửa đổi 13 luật trong lĩnh vực tài
chính, kế hoạch đầu tư để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc phát sinh trong thực
tiễn, cản trở sự phát triển.
6.099
văn bản quy phạm pháp luật đã được ngành tư pháp tiếp nhận, phân loại, kiểm
tra. Riêng tại Bộ Tư pháp đã tiếp nhận, phân loại, kiểm tra 3.040 văn bản, các
địa phương kiểm tra theo thẩm quyền 5.195 văn bản quy phạm pháp luật.
Công
tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, phổ biến,
giáo dục pháp luật được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, đạt nhiều kết quả
nổi bật.
Công
tác thi hành án dân sự đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay, với hơn 621.000
việc được thi hành xong, thu được hơn 117.000 tỷ đồng (tăng hơn 45.000 việc và
tăng hơn 27.000 tỷ đồng so với năm 2023).
Công
tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực tiếp tục được đổi mới, đáp ứng yêu cầu cải
cách thủ tục hành chính và triển khai Đề án 06 của Chính phủ. Đến nay đã số hóa
hơn 3 triệu sổ với 95,8 triệu dữ liệu, trong đó, đã cập nhật vào Cơ sở dữ liệu
hộ tịch điện tử hơn 79,3 triệu dữ liệu và được kết nối, chia sẻ thông suốt với
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Thể
chế pháp luật trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được hoàn thiện với việc Bộ,
ngành Tư pháp tham mưu Chính phủ trình Quốc hội khóa XV thông qua Luật sửa đổi,
bổ sung Luật Đấu giá tài sản và Luật Công chứng (sửa đổi).
Công
tác trợ giúp pháp lý đóng vai trò tích cực trong an sinh và phát triển kinh tế-xã
hội. Cả nước đã thụ lý 63.361 vụ việc trợ giúp pháp lý, trong đó có 56.034 vụ
việc tham gia tố tụng.
Bộ
Tư pháp đã thẩm định 42 điều ước quốc tế; góp ý 228 điều ước và thoả thuận quốc
tế; tiếp nhận và chuyển giao 3.020 hồ sơ tương trợ tư pháp cho các cơ quan nước
ngoài và 1.215 hồ sơ về ủy thác tư pháp cho cơ quan trong nước. Hợp tác quốc tế
về pháp luật và tư pháp được thúc đẩy mạnh mẽ trên cả 3 bình diện: Toàn cầu,
khu vực và song phương…
Đối
với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong năm 2024, ngành tư pháp và các
bộ, ngành, địa phương cũng đã tổ chức tuyên truyền hơn 566 ngàn buổi tuyên truyền,
cho hơn 55 triệu lượt người tham gia.
Báo
cáo tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng cho biết, trong năm
2024, Sở Tư pháp đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường
quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề bổ trợ tư pháp, thường xuyên
thông tin về tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề bổ trợ tư pháp được
đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Phó chủ tịch Nguyễn Sơn Hùng phát
biểu
Trong
năm 2024, tỉnh đã thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với 14 tổ chức hành nghề luật
sư, phát hiện 10 tổ chức có hành vi vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm
quyền với tổng số tiền là hơn 140 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 1 văn phòng luật
sư; 1 chi nhánh của văn phòng luật sư...
Phó
thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đề nghị, thời gian tới, ngành tư pháp tập
trung xây dựng hệ thống pháp luật khả thi, chi phí thấp, dễ dàng đến được với
người dân. Việc sửa đổi, bổ sung pháp luật phải gắn với việc sắp xếp, tinh gọn,
kiện toàn tổ chức bộ máy nghiêm túc, kịp thời và đúng quy định pháp luật. Trong
đó, phải xác định những việc nào cần làm ngay, cần làm trước để thực hiện.
Nguyễn
Ánh Tuyết