Thứ 6 - 26/02/2016
Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024)
Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024)
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024)
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024)
Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2045

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.

Với nhận định trên, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đạt trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, dẫn đầu nhóm các nước thu nhập trung bình cao. Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trên mức trung bình thế giới và một số lĩnh vực khoa học, công nghệ đạt đẳng cấp quốc tế.

Việt Nam sẽ nằm trong nhóm ba nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, năng lực cạnh tranh số, Chính phủ điện tử và trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số với ít nhất năm doanh nghiệp công nghệ ngang tầm quốc tế.

Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp 55% vào tăng trưởng kinh tế; sản phẩm công nghệ cao chiếm ít nhất 50% giá trị hàng xuất khẩu; kinh tế số đạt tối thiểu 30% GDP; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến và giao dịch không dùng tiền mặt đều vượt 80%. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần duy trì chỉ số phát triển con người (HDI) trên 0,7. Kinh phí nghiên cứu và phát triển (R&D) đạt 2% GDP, trong đó xã hội đóng góp hơn 60%, và ít nhất 3% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm dành cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu.

Nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học đạt 12 người trên một vạn dân; 40-50 tổ chức khoa học được xếp hạng khu vực và quốc tế; công bố khoa học quốc tế tăng 10%/năm; đơn đăng ký sáng chế tăng 16-18%/năm, với tỷ lệ khai thác thương mại đạt 8-10%.

Việt Nam từng bước làm chủ các công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, chuỗi khối, bán dẫn, 5G-6G, công nghệ lượng tử và nano, thông tin vệ tinh và một số công nghệ mới nổi. Toàn quốc sẽ phủ sóng 5G sau sáu năm nữa. Ít nhất ba doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới được thu hút đến đặt trụ sở, đầu tư, nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam.

Đến năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số chiếm ít nhất 50% GDP, trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới, nằm trong nhóm 30 quốc gia dẫn đầu về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, với tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến.

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Bộ Chính trị yêu cầu phát động phong trào "học tập số," phổ cập và nâng cao kiến thức khoa học, kỹ năng số trong cán bộ, công chức và toàn dân. Đồng thời, phong trào khởi nghiệp, sáng tạo và cải tiến cần thúc đẩy mạnh mẽnhằm nâng cao hiệu quả công việc, tăng năng suất lao động, phát huy tối đa trí tuệ người Việt.

Bộ Chính trị chỉ đạo khẩn trương sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến khoa học, công nghệ, đầu tư, mua sắm công, ngân sách, sở hữu trí tuệ, thuế... để tháo gỡ các điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Cùng với đó, các cơ quan cần cải cách phương thức quản lý tài chính, đẩy mạnh giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu và phát triển công nghệ.

Chủ trương tiếp cận mở được nhấn mạnh, cho phép thí điểm các vấn đề mới từ thực tiễn, chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và thời gian trễ trong nghiên cứu khoa học. Các doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện thử nghiệm công nghệ mới dưới sự giám sát của nhà nước, đồng thời được miễn trừ trách nhiệm với những thiệt hại kinh tế do yếu tố khách quan khi thử nghiệm mô hình kinh doanh hoặc công nghệ mới.

Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng định hướng hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, ươm tạo công nghệ và chuyển đổi số, tạo động lực phát triển bền vững.

Bộ Chính trị cũng yêu cầu thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Hội đồng Tư vấn quốc gia về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được thành lập với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Lê Thị Nga-Phòng ĐT&QLDN


Đang cập nhật bài hát.

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Ban Quản lý Khu công nghệ cao Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai​

Chịu trách nhiệm chính: ông Phạm Việt Phương - Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai . 
Địa chỉ Văn phòng đại diện: Số 288/4 đường 30/4, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

​Trụ sở chính: xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
ĐT: 0251.650.9666 - Email: