Căn cứ Kế hoạch số
179/KH-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai về việc “Tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia
phòng, chống thiên tai năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Ban Quản lý Khu Công
nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai thực hiện các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ
Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2024 tích cực, nâng cao năng lực cộng đồng;
nâng cao tinh thần trách nhiệm của Ban Quản lý trong công tác phòng, chống
thiên tai; sẵn sàng ứng phó với thiên tai năm 2024.
Năm 2023 và những tháng đầu
năm 2024, cả nước xảy ra trên 5.300 sự cố, thiên tai, làm 1.143 người chết và mất
tích, thiệt hại về kinh tế trên 9.700 tỷ đồng. Do đó, việc chủ động phòng,
tránh và ứng phó với thiên tai theo phương châm “sớm hơn một bước, nhanh hơn một
bước” sẽ góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản
của người dân và Nhà nước
Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm
nay được tổ chức với mục tiêu tăng cường thông tin truyền thông, nâng cao năng
lực cộng đồng; nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung
ương đến địa phương trong công tác phòng, chống thiên tai; sẵn sàng các phương
án ứng phó với thiên tai năm 2024.
Tuần lễ diễn ra với chủ đề “Hành động sớm –
Chủ động trước thiên tai” tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng (Bảo; Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai, Đài Truyền
thanh các cấp); trên các mạng xã hội, trung thông tin điện tử WEBSITE của các Sở,
ban, ngành, các cấp tại địa phương và các cơ quan, đơn vị về nội dung hưởng ứng
"Tuần lễ Quốc gia phòng chống, thiên tai năm 2024”. Tổ chức treo băng rôn,
khẩu hiệu, hình ảnh về hoạt động phòng chống thiên tai của địa phương, đơn vị tại
trụ sở cơ quan, trụ sở UBND các cấp, các doanh nghiệp. Triển khai kế hoạch
phòng, chống thiên tại của địa phương; tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền
và nâng cao nhận thức người dẫn về phòng. chống thiên tai; Luật Phòng, chống
thiên tai và các văn bản dưới luật đến toàn thể cán bộ, chiến sỹ, học sinh,
sinh viên và người lao động ở các địa phương,
đơn vị. Xây dựng, bố trí đăng tải, phát tin bài, phóng sự tuyên truyền
các hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống thiên tại với nội dung thiết thực và
phù hợp để phổ biến kiến thức về thiên tai và nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm ứng
phó với thiên tại cho cộng đồng. Tuyên truyền qua các buổi họp tại cơ quan, khu
dân cư, buổi sinh hoạt tổ câu lạc bộ; hệ thống loa phát thanh, truyền thanh phường/xã.
Tổ chức các hoạt động mít tinh tuyên truyền Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên
tại một số địa phương huyện, xã thường xảy ra thiên tại trên địa bản. Thường
xuyên tăng cường kiểm tra, rà soát và xây dựng các phương án đảm bảo an toàn
cho hệ thống công trình phòng, chống thiên tai; công tác phòng ngừa, chuẩn bị ứng
phó thiên tai tại các cấp và cộng đồng.
Mục đích của tuần
lễ được tổ chức với các nội dung như sau:
- Nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân
trong công tác phòng, chống thiên tai (PCTT); thực hiện nhiệm vụ xây dựng các
phương án, kế hoạch phòng, chống, ủng phó với thiên tai xảy ra trên địa bản tỉnh.
- Tăng cường
thông tin truyền thông, nâng cao năng lực, nhận thức cộng đồng tinh thần trách
nhiệm của các cấp, các ngành từ tỉnh đến địa phương trong công tác phòng chống
thiên tai; sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống thiên tại năm
2024.
- Cổ vũ tinh thần
cán bộ, chiến sỹ, học sinh, sinh viên, người lao động củng toàn thể nhân dân
tích cực thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro thiên tại
trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm
gần đây, thiên tai ở nước ta diễn ra khắp các vùng miền trên cả nước với xu thế
ngày càng gia tăng, bất thường và khốc liệt, gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng,
tài sản, đời sống, sản xuất của người dân, trong đó đặc biệt trẻ em là đối tượng
dễ bị tổn thương nhất. Trong vòng 20 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm thiên
tai đã làm trên 300 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế 1,0 ÷ 1,5% GDP.
Chỉ tính riêng năm 2023, trên các vùng miền cả nước đã xảy ra 21/22 loại hình
thiên tai, trong đó có 1.964 trận thiên tai được thống kê, làm 169 người chết,
mất tích, thiệt hại về kinh tế hơn 9.300 tỷ đồng. Tại khu vực Bắc Bộ, đặc biệt
là miền núi phía Bắc, thiên tai xảy ra hầu như mọi thời điểm trong năm, với nhiều
loại hình như mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, rét đậm, rét hại…
Trong đó, lũ quét, sạt lở đất diễn ra với tần suất ngày càng gia tăng, chính là
loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn cho khu vực. Điển hình như đợt mưa lớn
kèm theo lũ quét, sạt lở đất hồi đầu tháng 8/2023 tại khu vực miền núi phía Bắc
làm 17 người chết, mất tích, hơn 2.000 nhà dân bị thiệt hại, hàng nghìn héc-ta
lúa, cây hoa màu bị hư hại…
Ban Quản lý Khu
Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai đang tiến hành thực hiện "nạo vét bùn mương thoát nước,
hố ga, trạm bơm của Ban Quản lý” ở Khu Công nghệ Sinh học để hạn chế được ô nhiễm
môi trường do thiếu hụt oxy trong nước kênh hồ nơi có bùn cặn tích tụ, vừa đảm
bảo được chế độ dòng chảy để tiêu thoát nước mùa mưa đề phòng thiên tai.
Trước những diễn
biến ngày một cực đoan, khó lường của thiên tai, Ban Quản lý và người dân luôn
khắc phục khó khăn, triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống thiên tai ở cả
3 giai đoạn phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả, phát huy hiệu quả phương
châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại
chỗ; và hậu cần tại chỗ). Những hoạt động góp phần lan tỏa thông điệp về
phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu tới cộng đồng, đặc biệt là đối tượng
mọi người dân trên cả nước.
Từ đầu năm tới
nay, hiện tượng khí hậu El Nino đã gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm
trọng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, còn tại miền núi phía Bắc là các đợt
rét đậm, rét hại, giông, lốc, sét gây ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt của
người dân. Trong khi dự báo thiên tai từ nay đến cuối năm 2024 sẽ tiếp tục diễn
biến phức tạp, khó lường cần tập trung hành động sớm để giảm thiểu thiệt hại.
Phát huy truyền thống vẻ
vang 75 năm phong chống thiên tai Việt Nam, ra sức phấn đấu, quyết tâm hoàn
thành tốt nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, PCTT, TKCN và PTDS để hạn chế
thấp nhất thiệt hại do thiên tai, lụt bão, thảm họa và các sự cố khác gây ra./.
Hồ Ngọc Kim Nguyên