Sofix
là công nghệ đánh giá đất dựa trên vi sinh đầu tiên trên thế giới, giúp thực hiện
chẩn đoán tính chất vi sinh trên cơ sở khoa học kết hợp với tính chất hóa, lý của
đất với 19 chỉ tiêu. Đây là công nghệ mang tính đột phá trong hoạt động làm đất
để đề xuất phân bón nhằm nâng cao mức sản sinh đất cũng như nâng cao năng suất
trong nông nghiệp hữu cơ.
Trên
thực tế, “làm đất” trong nông nghiệp là sự kết hợp một cách khoa học về tính chất
hóa, lý, và vi sinh để có thể chẩn đoán một cách phù hợp. Tuy
nhiên, kỹ thuật chẩn đoán đất thông thường chỉ quan tâm tới tính chất hóa, lý của
đất mà chưa thực sự phân tích toàn diện tính chất vi sinh. Nền nông nghiệp hữu
cơ vẫn chưa có một phương pháp phân tích vi sinh đất toàn diện, việc canh tác vẫn
dựa trên kinh nghiệm hay trực giác nên khó đạt được năng suất ổn định. Chúng ta
tự hào vì cây gì cũng có thể trồng được, nhưng sau đó 3 -4 năm cây dần thoái
hóa, vì chất đất không phù hợp.
Công
nghệ SOFIX có nguyên lý sử dụng tuần hoàn các hợp chất hữu cơ, sử dụng trong
nông nghiệp hữu cơ để hạn chế dùng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đây là
công nghệ hài hòa vật chất hữu cơ và vi sinh vật, giúp nông nghiệp hữu cơ thân
thiện với môi trường; giúp chẩn đoán độ phì nhiêu của đất dựa trên số lượng vi
sinh vật và điều chỉnh phù hợp với từng chất đất. Việc canh tác hữu cơ SOFIX đã
được triển khai thành công ở Nhật Bản, cho năng suất tương đương hoặc cao hơn
canh tác hóa học; đồng thời chi phí sản xuất giảm từ 20-30%…
Các
chỉ tiêu phân tích (19 chỉ số) gồm: pH, EC, TC, TN, TP, TK, NO3-,
NH4+, K, và P dễ tiêu, chuyển hóa N, chuyển hóa NH4+,chuyển
hóa NO3-, chuyển hóa lân, C/N, C/P, tổng vi sinh vật, độ ẩm và khả năng giữ nước
(KNGN). Trong đó, chỉ tiêu liên quan đến vi sinh vật trong đất được chú trọng
nhất. SOFIX là công nghệ hài hòa vật chất hữu cơ và vi sinh vật giúp nông nghiệp
hữu cơ thân thiện với môi trường.
Công
nghệ SOFIX để đánh giá sức khỏe đất là công nghệ mới có tiềm năng ứng dụng,
phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng tuần hoàn bền vững, thân thiện với
môi trường. Tuy nhiên, các phương pháp phân tích các chỉ tiêu vẫn chưa được
phía nhóm nghiên cứu của GS. Kudo Motoki chia sẻ cho các đơn vị hợp tác tại Việt
Nam. Dựa trên các kết quả đánh giá và kiến nghị của Viện Nông hóa Thỗ nhưỡng
đây là công nghệ mới, phù hợp với xu hướng nông nghiệp carbon. Đánh giá đất
theo công nghệ SOFIX cần có những nghiên cứu dài hạn hơn ở Việt Nam để xây dựng
bộ chỉ số phù hợp với đất trồng của nước ta.
Tuy
là tỉnh công nghiệp nhưng Đồng Nai rất quan tâm phát triển nông nghiệp, nhất là
phát triển các cây trồng chủ lực có lợi thế xuất khẩu, trong đó có các loại cây
công nghiệp như cao su, tiêu, điều, cà phê… Nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của thị
trường xuất khẩu, tỉnh chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm, hướng đến sự bền vững…Trong đó, sản xuất theo hướng hữu
cơ là một trong những định hướng được tỉnh quan tâm triển khai. Hiện
nay ở Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học đang sản xuất nông nghiệp hữu cơ,
VietGAP, nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng các công nghệ xanh nhằm nâng cao
năng suất và chất lượng nông sản, bảo vệ đất và nước trong canh tác, hạn chế sử
dụng hoá chất bảo vệ thực vật.Đoàn khảo sát tiến hành lấy mẫu đất tại vườn Sầu riêng
Sáng
20/8/2024, Ban Quản lý Khu công nghệ cao công nghệ sinh học tham gia Đoàn khảo
sát ứng dụng công nghệ Sofix một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa
bàn tỉnh: Công ty Dona-Techno (Cẩm Mỹ), điểm sản xuất trồng bưởi da xanh của
ông Nguyễn Văn Thanh (Vĩnh Cửu) làm cơ sở để chuyển giao công nghệ SOFIX trong
sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Nhật Bản cho tỉnh Đồng Nai.
Nguyễn Ánh Tuyết