Ngày
27/8/2024, Đồng chí Võ Tấn Đức – Chủ tịch UBND
tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo cải cách hành chính, ban hành Thông báo số 495/TB-UBND kết luận buổi Tọa đàm đối thoại về
công tác cải cách hành chính năm 2024. Trong đó, nhấn mạnh một số giải pháp,
nhiệm vụ thực hiện công tác cải cách hành chính yêu cầu các sở, ban, ngành,
UBND huyện, thành phố tập trung triển khai trong thời gian tới:
1.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai cải cách hành chính theo hướng
xây dựng nền hành chính hiện đại, trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin vào cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính,
nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, tập trng
thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 36-CT/TU ngày 06/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp
trong lãnh đạo, điều hành thực hiện hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
2.
Tiếp tục quán triệt về trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn
đốc, giám sát kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính khắc phục tình trạng
chưa sâu sát lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra đôn đốc, giao cho cấp phó, cho
công chức, viên chức tham mưu; nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ
đạo cải cách hành chính tại đơn vị, địa phương, thường xuyên tổ chức họp rà
soát tiến độ thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính; kịp thời báo cáo cơ
quan có thẩm quyền về các khó khắn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để phối
hợp xử lý kịp thời.
3.
Nâng cao ý thưc trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực
hiện chỉ đạo của cấp trên, nhất là trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận giải quyết
hồ sơ, thủ tục hành chính, công việc của tổ chức, người dân, doanh nghiệp; khắc
phục dứt điểm trình trạng đùn đẩy trách nhiệm, sợ trách nhiệm, không dám làm dẫn
đến tình trạng hồ sơ trễ hạn kéo dài.
Kịp
thời rà soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ,
công chức, viên chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm
chừng, sợ trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao.
Trường hợp đùn đẩy, né trách, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không
quyết định những vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền gây hậu quả thì phải kiểm
điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan theo đúng quy định của Đảng
và Nhà nước.
4.
Chủ động phối hợp giữa các sở, ngành, các cơ quan ngành dọc, UBND cấp huyện,
giũa các đơn vị, bộ phận, công chức, viên chức trong nội bộ, khắc phục tình trạng
đùn đẩy trách nhiệm gây chậm trễ trong phối hợp giải quyết thủ tục hành chính
cho người dân, doanh nghiệp.
5.
Tập trung chấn chỉnh công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người dân, doanh
nghiệp theo đúng quy định tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ; khắc phục
dứt điểm tình trạng hồ sơ trễ hạn kéo dài dẫn đến phản ánh, kiến nghị lên Tổng
đài 1022; thực hiện nghiêm việc xin lỗi người dân khi hồ sơ trễ hạn./.
Tạ
Minh Quang