Thứ 6 - 26/02/2016
Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024)
Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024)
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024)
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024)
Cải tạo độ phì nhiêu đất bằng công nghệ Sofix

Thực trạng tình hình canh tác nông nghiệp hữu cơ hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có một phương pháp phân tích vi sinh đất toàn diện, canh tác vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và trực giác nên gặp nhiều khó khăn để đạt được năng suất ổn định. Công nghệ SOFIX (viết tắt của cụm từ Soil Fertile Index- Chỉ tiêu của độ phì nhiêu đất) có nghĩa là chẩn đoán tính chất vi sinh trên cơ sở khoa học kết hợp tính chất hóa học và vật lý của đất. Đây là công nghệ đánh giá đất dựa trên vi sinh đầu tiên trên thế giới, một công nghệ mang tính đột phá trong giai đoạn làm đất, chuẩn bị đất trồng để đề xuất phân bón nhằm nâng cao mức sản sinh độ phì đất và thúc đẩy năng suất trong nông nghiệp hữu cơ.

Kĩ thuật SOFIX được phát triển bởi Giáo sư Motoki Kubo tại trường Đại học Ritsumeikan, Nhật Bản, dùng để chẩn đoán sức khỏe của đất nông nghiệp bằng cách phân tích các tính chất sinh-hóa-lí và chuyển hóa vật chất trong đất. SOFIX chẩn đoán độ phì nhiêu của đất dựa trên số lượng vi sinh vật. Công nghệ SOFIX có nguyên lý là sử dụng tuần hoàn các hợp chất hữu cơ và sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ để hạn chế sử dụng phân bón và thuốc BVTV gốc hóa học.

Các chỉ tiêu phân tích (19 chỉ số) gồm: pH, EC, TC, TN, TP, TK, NO3-, NH4+,  K, và P dễ tiêu, chuyển hóa N, chuyển hóa NH4+,chuyển hóa NO3-, chuyển hóa lân, C/N, C/P, tổng vi sinh vật, độ ẩm và khả năng giữ nước (KNGN). Trong đó, chỉ tiêu liên quan đến vi sinh vật trong đất được chú trọng nhất. SOFIX là công nghệ hài hòa vật chất hữu cơ và vi sinh vật giúp nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường.

Dựa trên dữ liệu phân tích đất của Nhật Bản, công nghệ SOFIX đã phân loại sức khỏe đất thành 9 loại (A+, A1~2, B1~3, C1~2, và D) dựa vào số lượng vi khuẩn, lượng chất hữu cơ, và sự chuyển hóa dinh dưỡng trong đất. Đất đạt loại B trở lên sẽ được cấp chứng nhận.

 sofix1.png

Bảng. Phân loại sức khỏe đất của SOFIX (Hình internet)

Sau khi phân tích đất bằng kĩ thuật SOFIX, đất được xếp loại theo các mức khác nhau để đưa ra một phương pháp cải thiện bằng các nguyên vật liệu hữu cơ phù hợp. Ngoài ra, các nguồn nguyên liệu hữu cơ (phân hữu cơ, phế phẩm nông nghiệp hữu cơ) cũng được phân tích, đánh giá và xếp loại. Cuối cùng, nhóm chuyên gia sẽ tư vấn về giải pháp cải thiện chất lượng đất trồng theo hướng hữu cơ.

Việc canh tác hữu cơ SOFIX đạt năng suất tương đương hoặc cao hơn canh tác hóa học. Giảm chi phí sản xuất 20-30% bằng việc giảm lượng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Ngoài ra, chất lượng nông sản tăng lên như: lượng ion nitrat trong nông sản giảm đi và lượng Lycopene tăng lên…

Để cải tạo đất hiệu quả thì việc đánh giá nguồn nguyên liệu hữu cơ rất quan trọng, công nghệ của SOFIX đã phát hiện ra điều này. Qua đó, SOFIX cũng đã phát triển một nguồn nguyên liệu hữu cơ, phân hữu cơ SOFIX có thể phát triển tại nhiều địa phương khác nhau. SOFIX có xu hướng tái sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương để phát triển nền nông nghiệp an toàn. Đây là mô hình phát triển SOFIX tại Nhật Bản và SOFIX mong muốn phát triển mô hình này tại Việt Nam. Giáo sư Kubo đề xuất Việt Nam nên xây dựng trung tâm phân tích là việc rất cần thiết, để sau khi phát triển mô hình có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp tại chỗ để tạo ra sản phẩm, song song với việc đào tạo nhân lực thực hành nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. Giống như quy trình phát triển tại Nhật Bản thì việc phát triển công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng.

Theo Viện Thổ nhưỡng Nông hóa SOFIX là công nghệ mới, phù hợp với xu hướng nông nghiệp carbon nên cần có những nghiên cứu dài hạn hơn để xây dựng các chỉ số phù hợp với đất trồng của nước ta.

Ứng dụng công nghệ SOFIX trong phát triển nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Đồng Nai:

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai rất quan tâm đến công nghệ SOFIX nhằm ứng dụng công nghệ SOFIX trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới; Ngày 20/8/2024, trực tiếp GS.Kubo Motoki, làm Trưởng đoàn Trường Đại học Ritsumeikan (Nhật Bản) đã đi khảo sát một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chương trình khảo sát, lấy mẫu đất tại 2 mô hình trồng sầu riêng (xã Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ) và trồng bưởi (xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu). GS.Kubo Motoki đã tự tay lựa chọn và thực hiện lấy mẫu đất. Các mẫu đất được lấy từ nhà vườn Đồng Nai sẽ được mang về Nhật Bản để phân tích. Dự kiến, kết quả phân tích mẫu đất sẽ có kết quả sau 1 tháng. Trên kết quả này, GS.Kubo Motoki sẽ đưa một số giải pháp kỹ thuật chăm sóc để phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển trong các giai đoạn của cây sầu riêng và cây bưởi thực hiện thí nghiệm theo tiêu chuẩn hữu cơ ứng dụng công nghệ SOFIX.

Hoạt động này nằm trong chương trình hợp tác giữa tỉnh Đồng Nai và GS.Kubo Motoki trong ứng dụng công nghệ SOFIX vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trên cơ sở thử nghiệm với 2 cây trồng bưởi và sầu riêng, công nghệ này sẽ tiếp tục ứng dụng và nhân rộng trên các đối tượng cây trồng khác.

Ngày 21/8/2024, GS.Kubo Motoki đã tham dự buổi Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ SOFIX trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Nhật Bản do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi chủ trì hội thảo.

Lãnh đạo tỉnh đã giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các sở ngành liên quan, UBND huyện Vĩnh Cửu và Cẩm Mỹ khẩn trương triển khai xây dựng kế hoạch thử nghiệm công nghệ SOFIX trên cây sầu riêng và bưởi đã lựa chọn; tổ chức theo dõi, đánh giá sơ kết, tổng kết kết quả. Trên cơ sở đó tiếp tục ứng dụng và nhân rộng trên các đối tượng cây trồng khác. Đồng thời đề xuất các tổ chức có đủ năng lực tham gia hợp tác, liên kết, ứng dụng công nghệ SOFIX để phối hợp cùng nhóm nghiên cứu của GS.Kubo Motoki triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện độ phì đất, nâng cao chất lượng nông sản. Mong muốn GS.Kubo Motoki tiếp tục hỗ trợ tỉnh Đồng Nai ứng dụng công nghệ Sofix, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai quốc gia, nhất là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp.

 

sofix2.png

GS. Kubo Motoki (thứ 2 từ phải sang) lấy mẫu đất tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai).

 

(Vương Lan)


Đang cập nhật bài hát.

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Ban Quản lý Khu công nghệ cao Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai​

Chịu trách nhiệm chính: ông Phạm Việt Phương - Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai . 
Địa chỉ Văn phòng đại diện: Số 288/4 đường 30/4, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

​Trụ sở chính: xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
ĐT: 0251.650.9666 - Email: