Chính phủ
vừa ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP ngày 16/09/2024 “Quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu, Luật Đất đai về lựa chọn nhà đầu
tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất”, trong đó có một số điểm mới của Nghị
định 115/2024/NĐ-CP về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư như:
1. Đấu
thầu dự án đô thị - nhà ở không còn bước sơ bộ năng lực kinh nghiệm (sơ
tuyển) mà
bắt buộc phải tổ chức đấu thầu thay vì chấp thuận (chỉ định) nếu chỉ có một NĐT
quan tâm như trước đây;
2. UBND
cấp huyện được giao thực hiện thủ tục mời quan tâm;
3. Tổng
vốn đấu tư = CP thực hiện dự án + Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư + Chi
phí khác theo quy định;
4. Bổ
sung đấu thầu lựa chọn NĐT dự án chợ, dự án công trình năng lượng;
5. Sẽ ưu
cho NĐT nếu thuộc các trường hợp áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo vệ
môi
trường (5% tổng điểm), cam kết chuyển gia công nghệ (2% tổng điểm);
6. NĐT có
quyền khiếu nại về kết quả đấu thầu đến Hội đồng tư vấn giải quyết kiến
nghị, chi
phí tối đa cho Hội đồng tư vấn là 200 triệu đồng. Nếu không đồng ý NĐT
có quyền
khởi kiện, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dừng quá trình lựa chọn NĐT;
7. Dự án
muốn đấu thầu phải có quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch phân khu 1/2000, trường
hợp có quy hoạch phân khu 1/5000 như một số địa phương hiện nay chưa thể thực
hiện đấu thầu;
8. Cơ cấu
tỷ lệ điểm đấu thầu dự án đô thị: (i) Năng lực, kinh nghiệm chiếm 20%; (ii)
Phương án
đầu tư kinh doanh chiếm 20-30%; (iii) Hiệu quả sử dụng đất chiếm 40-60%;
9. Giá
trị nộp ngân sách Nhà nước tối thiểu (m) được quy định bằng tỉ lệ % tiền sử dụng
đất tăng thêm (ví dụ m = 20% thì giá trị nộp ngân sách Nhà nước = 0.2 * Tiền sử
dụng đất). Lưu ý đây là chi phí độc lập với tiền sử dụng đất;
10. Trường
hợp không tính được m thì hồ sơ mời thầu không cần quy định, NĐT tự đưa ra giá
trị M cho phù hợp với dự án đang đấu thầu;
11. Liên
danh NĐT có quyền lập doanh nghiệp dự án (điều này phải đưa vào hồ sơ dự thầu),
doanh nghiệp dự án này được giao đất, cho thuê đất theo pháp luật đất đai;
12. Liên
danh được chấp thuận NĐT được quyền lập doanh nghiệp dự án để quản lý hoạt động
dự án, nhưng không được giao đất cho doanh nghiệp dự án;
13. Việc
chuyển nhượng cổ phần của doanh nghiệp dự án phải được Nhà nước chấp thuận và
người mua phải có năng lực kinh nghiệp tương đương hoặc hơn;
14. NĐT
trúng thầu điều chỉnh dự án thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đánh
giá lại năng lực thực hiện.
Hồ Huy
Hoàng