Luôn có tinh thần học hỏi và tích luỹ thêm được
nhiều kinh nghiệm mới. Chuyến đi bắt đầu từ 25/09 đến 27/09/2024 đoàn có chuyến đi học kinh nghiệm ở
Miền Tây qua 3 tỉnh thành đó là: Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ. Chủ trì cho chuyến đi là Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng
Nai đã có Kế hoạch 11/KH-UCS trong năm 2024
chuyến đi học tập kinh nghiệm đợt 2.
Điểm xuất phát
đầu tiên đi đến Tiền Giang ngày 25/09 tham quan mô hình nuôi dê công nghệ cao,
chế biến sản phẩm từ sữa dê, kết hợp du lịch tại HTX Du lịch sinh thái Đông
Nghi (ngụ xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Trang trại của vợ chồng
chị Lê Khắc Đông Nghi, cơ sở đã thực hiện đề tài “Thử nghiệm mô hình cải tạo giống
dê tại địa phương” từ năm 2015. Mô hình chú trọng việc nuôi, lai tạo con giống
dê sữa Saanen thích ứng với điều kiện chăn nuôi tại địa phương, nhất là nguồn
thức ăn sẵn có và đa dạng như cỏ xanh, lá cây, rơm khô và các loại trái cây sẵn
có tại địa phương…
Hình
1: Đoàn tham quan trang trại dê
Tham quan trại
nuôi dê rộng hơn 2,5ha mới thấy được hiệu quả kinh tế rõ rệt từ mô hình mới mẻ
này. Với diện tích 2,5ha, nông trại Đông Nghi chia thành 3 khu vực: Khu vực trồng
cỏ rộng 2ha, khu trang trại nuôi 500 con dê sữa và khu nhà chờ cho khách tham
quan. Mỗi tuần, nông trại tiếp đón khoảng 1.000 khách đến tham quan và thưởng
thức các sản phẩm từ sữa dê.
Đàn dê Saanen giống
dê từ Thụy Sĩ sữa vắt ra có vị hơi mặn, có mùi đặc trưng không hấp dẫn người
tiêu dùng… Sữa dê tươi sau khi thanh trùng chỉ bảo quản lạnh được tối đa 7 ngày
nên vậy vợ chồng anh chị Nghi đã tìm ra được cách giải pháp để cải thiện bằng
cách biến sữa dê thành các dạng sản phẩm chế biến phù hợp với khẩu vị của người
tiêu dùng và có thời gian bảo quản, sử dụng lâu hơn nhằm giải quyết vấn đề đầu
ra. Có 2 dòng sản phẩm được làm từ sữa dê ra đời gồm sữa chua và bánh flan tươi
làm từ sữa dê. Khẩu vị phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng, hạn sử dụng
cũng dài hơn sữa tươi. Sau này anh chị lại nghiên cứu thành công tung ra thị
trường sản phẩm sữa chua và bánh flan sấy làm từ sữa dê, có thời hạn sử dụng 12
tháng. Dòng sản phẩm mới này sử dụng công nghệ sấy thăng hoa nên giữ trọn vẹn
hương vị, thành phần dinh dưỡng. Hiện các sản phẩm đều đạt chuẩn OCOP 3 sao của
tỉnh Tiền Giang.
Sau đó đoàn làm
việc với Trung tâm Khuyến Nông và Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm, kế hoạch quản lý, điều hành, hoạt động của các bên.
Tiếp theo của
chương trình đi đến Cần Thơ ngày 26/09 đoàn làm việc với Trung tâm Dịch vụ Nông
nghiệp thành phố Cần Thơ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kế hoạch quản lý, điều
hành, hoạt động sản xuất kinh doanh. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP Cần Thơ
là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
Sở NN-PTNT, được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm
Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và Trung tâm Giống thủy sản cấp I. Trung
tâm Dịch vụ nông nghiệp Cần Thơ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ tổng hợp của
3 trung tâm được hợp nhất, hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính một phần.
Hình 2: Đoàn làm việc với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Cần Thơ
Qua đến ngày
27/09 đoàn lại tiếp tục xuất phát đến Hậu Giang. Làm việc
cùng với Trung tâm Khuyến Nông và Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang xong được Trung
tâm dẫn đến Trại cá giống chạch lấu ở ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện
Châu Thành.
Đoàn được anh Trần Thanh Hùng dẫn đi tham quan, giải thích thêm về trại cá của mình:
Hình 3: Nuôi cá trong bể bạt
Kỹ thuật nuôi
cá chạch lấu cho đẻ rất khó, đòi hỏi nhiều công phu tỉ mỉ, nhất là giai đoạn
thuần dưỡng cá bố mẹ thành thục trước khi sử dụng thuốc kích thích vuốt lấy trứng.
Trứng cá được đặt trên một tấm vỉ lưới trong bể xi măng và sục khí liên tục
24/24 giờ. Sau 6 ngày trứng mới nở thành
cá bột. Để đạt năng suất chất lượng cao, lúc đầu anh phải lên tận vùng biên giới
Campuchia chọn cá bố mẹ về làm con giống. Qua một thời gian trải nghiệm, hiện
nay trong ao anh đã dự trữ gần 2 tấn cá bố mẹ, đủ cung cấp con giống cho khách
hàng ở các tỉnh ĐBSCL, một số tỉnh miền Trung và miền Bắc. Cá chạch lấu hàng
năm đẻ từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch. Vào thời điểm này, mỗi tháng bình quân
anh sản xuất hàng trăm ngàn con cá bột và cá giống, giá bán mỗi con từ 7.000đ –
15.000đ/con tùy kích cỡ.
Nguồn nước
nuôi cá quan trọng phải sạch, phải có ao lắng, lọc, xử lý nước để hạn chế mầm bệnh,
cá lớn nhanh. Cá chạch lấu có thể nuôi ao đất, bể bạc, hay nuôi trong vèo,
nhưng theo kinh nghiệm việc chọn bể bạc hiệu quả hơn thay vì ao đất không chỉ
giúp quản lý nguồn nước tốt hơn mà còn giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, điều này
rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Bởi khi đáy ao không được xử lý đúng
cách, các chất thải và vi khuẩn có thể tích tụ, gây hại cho cá.
Qua chuyến đi
học tập kinh nghiệm tại miền Tây đoàn đã học tập và rút ra được nhiều bài học
trong chuyến đi lần này, có những ý tưởng để đem về Trung tâm phát triển đổi mới
hơn. Trung tâm gửi lời “Cảm ơn” sâu sắc
đến những đơn vị đã hướng dẫn và giúp đỡ Trung tâm trong chuyến đi vừa qua.
Hồ Ngọc Kim Nguyên