Nghị
định số 71/2025/NĐ-CP: nhiều quy định mới thuận lợi cho nhà đầu tư khi triển
khai dự án theo phương thức đối tác công tư (Dự án PPP)
Ngày 28/3/2025, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 71/2025/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu
tư theo phương thức đối tác công tư (Nghị định 71). Theo đó, một số nội dung sửa
đổi, bổ sung đáng chú ý liên quan đến đầu tư theo phương thức đối tác công tư
như sau:
1. Hướng dẫn thực hiện Dự án BT
không yêu cầu thanh toán
So với Luật Đầu tư theo phương thức
đối tác công tư năm 2020 (Luật PPP), luật PPP sửa đổi năm 2024 đã bổ sung các
hình thức thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT bằng quỹ đất và không
yêu cầu thanh toán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá
trình triển khai dự án.
Theo đó, Nghị định 71 hướng dẫn thực
hiện Dự án BT không yêu cầu thanh toán như sau:
a) Về điều kiện thực hiện
Ngoài các điều kiện chung, Nghị định
71 yêu cầu thực hiện dự án BT không yêu cầu thanh toán là: không trùng với dự
án PPP đang được cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đã chấp thuận nhà đầu tư khác lập báo cáo
nghiên cứu khả thi. Điều này đảm bảo tính ổn định, tránh sự xáo trộn trong hoạt
động đầu tư theo hình thức PPP.
b) Về quy trình thực hiện
Luật PPP cho phép Nhà đầu tư có
quyền chủ động tương đối lớn trong việc đề xuất thực hiện dự án BT không yêu cầu
thanh toán. Theo đó, Nhà đầu tư phải thực hiện quy trình 02 bước đề xuất gồm:
Bước 1: đề xuất cơ quan có thẩm quyền
xem xét, chấp thuận việc Nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi và dự thảo hợp
đồng.
Bước 2: trên cơ sở chấp thuận tại bước
1, Nhà đầu tư đề xuất và lập hồ sơ đề xuất dự án gồm: dự thảo báo cáo nghiên cứu
khả thi, dự thảo hợp đồng, hồ sơ về tư cách pháp lý, năng lực tài chính trong
việc thu xếp nguồn vốn để thực hiện dự án của Nhà đầu tư. Sau khi được cơ quan
có thẩm quyền chấp thuận, Nhà đầu tư triển khai dự án.
Nhà Đầu tư phải chịu mọi chi phí cho
việc triển khai quy trình 02 bước nêu trên khi không được cơ quan có thẩm quyền
chấp thuận.
c) Về quyền sở hữu công trình BT sau
khi chuyển giao
Sau khi công trình, hệ thống cơ sở
hạ tầng được nghiệm thu, đủ điều kiện đưa vào khai thác, sử dụng, Nhà đầu tư gửi
đề nghị chuyển giao tài sản.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định xác
lập quyền sở hữu toàn dân và xác định cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ vận
hành, kinh doanh, bảo trì công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng nhận chuyển giao
đó.
2. Rút ngắn thời gian thẩm định báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP
Loại báo cáo
|
Loại dự án
|
Thời gian thẩm
định
|
Nghị định 35
|
Nghị định 71
|
Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi
|
Dự
án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
|
Không
quá 45 ngày
|
Không
quá 30 ngày
|
Dự
án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu
cơ quan Trung ương, cơ quan khác, HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh
|
Không
qua định
|
Không
quá 14 ngày
|
Dự
án thuộc trường hợp cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
|
Không
quy định
|
Không
quá 10 ngày
|
Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi
|
Dự
án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
|
Không
quá 90 ngày
|
Không
quá 30 ngày
|
Dự
án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan Trung
ương, cơ quan khác, HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh
|
Không
quá 60 ngày
|
Không
quá 14 ngày
|
Ngoài ra, thời gian phê duyệt Quyết
định chủ trương đầu tư dự án PPP cũng được giảm thiểu đáng kể. Theo đó, Dự án
thuộc thẩm quyền quyết chủ chủ trương đầu tư của UBND cấp tinh: không quá 10
ngày; đối với dự án thuộc trường hợp chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu
tư xây dựng: không quá 05 ngày làm việc.
3. Rút ngắn thời gian lựa chọn nhà đầu
tư dự án PPP
Loại đấu thầu
|
Loại dự án
|
Thời gian thẩm
định
|
Nghị định 35
|
Nghị định 71
|
Lựa
chọn nhà đầu tư trong nước
|
Đối
với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ
|
60 ngày
|
45 ngày
|
Đối
với dự án có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A
|
30
ngày
|
Đối
với dự án có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm B, nhóm C
|
20 ngày
|
Đối
với dự án thuộc trường hợp chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây
dựng
|
10 ngày
|
Lựa
chọn nhà đầu tư quốc tế
|
Đối
với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ
|
90 ngày
|
60 ngày
|
Đối
với dự án có tổng mức đầu tư tương dương dự án nhóm A
|
45 ngày
|
4. Hướng dẫn chi tiết quy trình, thủ
tục quyết định áp dụng hình thức lựa chọn Nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
Điều 69 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP
(được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 71/2025/NĐ-CP) quy định thẩm quyền quyết định
áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, cụ thể như
sau:
- Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho Bộ
trưởng, người đứng đầu cơ quan Trung ương, cơ quan khác (với tư cách là người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền) hoặc UBND cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức lựa
chọn Nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt với các dự án sau:
+ Dự án yêu cầu bảo đảm lợi ích quốc
gia, thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia theo chỉ đạo tại nghị quyết, kết
luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước về thực hiện dự án mà nếu áp dụng một
trong các hình thức lựa chọn Nhà đầu tư quy định tại các điều 37, 38 và 39 Luật
Đầu tư theo hướng đối tác công tư 2020 thì không thể thực hiện được theo yêu cầu.
+
Dự án có yêu cầu cấp bách phải thực hiện ngay theo chỉ đạo tại nghị quyết của
Chính phủ, quyết định, chỉ thị, văn bản thông báo ý kiến của lãnh đạo Chính phủ
mà nếu áp dụng một trong các hình thức lựa chọn Nhà đầu tư quy định tại Điều
37, 38, 39 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 thì không bảo đảm
hoàn thành tiến độ.
+
Dự án có yêu cầu thực hiện ngay nhằm bảo đảm kết nối, đồng bộ giữa các công
trình thuộc dự án theo chỉ đạo tại nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị,
văn bản thông báo ý kiến của lãnh đạo Chính phủ mà nếu áp dụng một trong các
hình thức lựa chọn Nhà đầu tư quy định tại các Điều 37, 38, 39 Luật Đầu tư theo
phương thức đối tác công tư 2020 thì không bảo đảm hiệu quả quản lý, khai thác,
vận hành công trình đồng bộ, liên tục.
+
Dự án điện gió ngoài khơi theo quy định của pháp luật về điện lực.
Trường hợp dự án PPP có các điều
kiện đặc thù, riêng biệt khác không thuộc các trường hợp nêu trên mà không thể
lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh, chỉ
định nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định áp dụng lựa chọn Nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.
Căn cứ quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án lựa chọn Nhà đầu tư trong
trường hợp đặc biệt đồng thời hoặc độc lập với quyết định phê duyệt dự án hoặc
quyết định chủ trương đầu tư (đối với dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án ứng dụng
công nghệ mới).
Minh Quang