Thứ 6 - 26/02/2016
Nhiệt liệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất Nước (30/4/1975-30/4/2025)
Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025)
Kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2025)
Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025)
Nghị định số 113/2025/NĐ-CP đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phát huy hiệu quả công tác lưu trữ

Ngày 03/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ năm 2024, bao gồm: 08 chương và 45 điều.

           Nội dung chi tiết của Nghị định số 113/2025/NĐ-CP cụ thể như sau:

            1. Thông tin cơ bản của tài liệu lưu trữ

            Hồ sơ lưu trữ: mã lưu hồ sơ; tiêu đề hồ sơ; thời hạn lưu trữ; mức độ tiếp cận; ngôn ngữ; thời gian bắt đầu; thời gian kết thúc; tổng số tài liệu trong hồ sơ; số lượng trang; ghi chú.

            Tài liệu lưu trữ: mã định danh tài liệu; mã lưu trữ tài liệu; thời hạn lưu trữ; tên loại tài liệu; số của tài liệu; ký hiệu của tài liệu; ngày tháng năm ban hành tài liệu; tên cơ quan, tổ chức, cá nhân ban hành tài liệu; trích yếu nội dung; ngôn ngữ; số lượng trang; mức độ tiếp cận; tệp tài liệu (nếu có) hoặc đường liên kết đến tài liệu lưu trữ gốc; ghi chú.

            Tài liệu lưu trữ phim hoặc ảnh: mã lưu trữ tài liệu; thời hạn lưu trữ; phân loại (âm bản, dương bản); tên sự kiện; tiêu đề phim, ảnh; tác giả; địa điểm chụp; thời gian chụp; màu sắc; cỡ phim, ảnh; tài liệu đi kèm (nếu có); mức độ tiếp cận; tệp tin tài liệu (nêu có); ghi chú.

            Tài liệu lưu trữ ghi âm hoặc ghi âm và ghi hình: mã lưu trữ tài liệu; thời hạn lưu trữ; phân loại (ghi âm hoặc ghi âm và ghi hình); tên sự kiện; tiêu đề; tác giả; địa điểm; thời gian; ngôn ngữ; thời lượng; tài liệu đi kèm (nếu có); mức độ tiếp cận; tệp tin tài liệu (nếu có); ghi chú.

            Lưu ý: những thông tin cơ bản của tài liệu lưu trữ phải đồng bộ với cấu trúc dữ liệu của tài liệu lưu trữ trong toàn bộ Phông lưu trữ quốc gia Việt nam bảo đảm khả năng chia sẻ, khai thác theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

            2. Nguyên tắc lưu trữ tài liệu

            Bảo đảm lãnh đạo của ĐCS Việt Nam; sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước; sự tham gia của xã hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng.

            Bảo đảm mục tiêu phát huy hiệu quả giá trị của tài liệu lưu trữ vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

            Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân đối với tài liệu lưu trữ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

            Bảo đảm công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

            Quản lý tài liệu lưu trữ theo phông lưu trữ, kết hợp quản lý theo lãnh thổ, bảo đảm tính khoa học, hệ thống, khách quan, toàn diện và tính liên tục lịch sử của tài liệu lưu trữ.

            Bảo đảm an toàn, toàn vẹn, gìn giữ lâu dài tài liệu lưu trữ và thực hiện lưu trữ dự phòng tài liệu lưu trữ.

            3. Kho bảo quản tài liệu lưu trữ

            Căn cứ Điều 10 Nghị định số 113/2025/NĐ-CP yêu cầu về khu vực kho bảo quản tài liệu, cụ thể như sau:

            1. Khu vực kho bảo quản tài liệu lưu trữ được bố trí độc lập với các khu vực khác, hạn chế tiếp xúc với đường đi, có lối ra vào độc lập, phù hợp với từng loại hình tài liệu.

            2. Khu vực kho bảo quản tài liệu lưu trữ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

            - Diện tích sàn kho bảo quản tài liệu lưu trữ giấy tính tối thiểu bằng một phần năm tổng số mét giá tài liệu lưu trữ giấy cần bảo quản.

            - Diện tích sàn kho bảo quản tài liệu lưu trữ trên vật mang tin khác tối thiểu bằng diện tích đặt trang thiết bị bảo quản và bảo đảm không gian thực hiện nghiệp vụ bảo quản.

            - Sàn kho phải đảm bảo khả năng chịu tải của tài liệu lưu trữ và thiết bị lưu trữ; khả năng chống động đất, thiên tai, thảm họa.

            - Thiết kế tường kho, mái kho, cửa ra vào, cửa sổ, cầu thang của kho bảo quản phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn tài liệu và thiết bị lưu trữ.

            3. Có thiết kế duy trì nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với từng loại hình tài liệu được bảo quản theo khuyến cáo của nhà sản xuất vật mang tin và phương tiện ghi tin.

            4. Thiết bị bảo vệ, bảo quản tài liệu khác

            - Hệ thống giám sát an ninh và phòng cháy, chữa cháy; thiết bị báo động thiết bị chống đột nhập; thiết bị báo cháy, hệ thống chữa cháy tự động.

            - Hệ thống điều hòa và dụng cụ đo nhiệt độ; hệ thống hút ẩm và dụng cụ đo độ ẩm; hệ thống thông gió phù hợp với từng loại hình tài liệu lưu trữ.

            - Giá, hộp đựng tài liệu và các thiết bị khác phù hợp với từng loại hình tài liệu lưu trữ.

            4. Yêu cầu chung đối với Kho tài liệu giấy và Kho tài liệu khác từ 21/7/2025

            Kho tài liệu giấy, Kho tài liệu khác phải bảm đảm an toàn, toàn vẹn, gìn giữ lâu dài tài liệu lưu trữ và thuận lợi cho việc sử dụng, phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ theo quy định tại Điều 4 Luật Lưu trữ năm 2024.

            Vị trí kho lưu trữ phải thuận tiện giao thông và tránh các khu vực dễ gây cháy, nổ, ô nhiệm.

            Thiết bị kho lưu trữ bảo đảm hợp lý, liên hoàn, thuận tiện trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và bảo vệ, bảo quản an toàn các loại hình tài liệu lưu trữ, phù hợp với quy định

            Có biện pháp bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình kho lưu trữ 24/7.

            Kho lưu trữ bao gồm: khu vực kho bảo quản, khu vực phục vụ công chúng, khu vực hành chính và khu vực khác.

            5. Phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về lưu trữ

            Nghị định này phát triển và cụ thể hóa hơn khái niệm “lưu trữ dự phòng”. Theo đó, đưa ra các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản đối với công tác lưu trữ dự phòng, bao gồm quy định về tài liệu lưu trữ dự phòng, việc tạo lập, bảo quản và sử dụng. Điều này nhằm tăng cường khả năng bảo vệ tài liệu có giá trị đặc biệt và tài liệu lưu trữ vĩnh viễn có nguy cơ bị hỏng, bảo đảm tính liên tục và an toàn của nguồn tài liệu quốc gia trong mọi tình huống, giảm thiểu rủi ro mất mát thông tin quan trọng.

            6. Quy định về tài liệu lưu trữ tiếp cận có điều kiện

            Nghị định đã làm rõ các quy định đối với tài liệu lưu trữ có thông tin nhạy cảm, có thể ảnh hướng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự xã hội. Quy định này tạo khuôn khổ pháp lý để các cơ quan lưu trữ lịch sử thực hiện việc phụ vụ độc giả một cách có kiểm soát, cân bằng giữa quyền tiếp cận thông tin của công chúng và yêu cầu bảo mật, đảm bảo tính minh bạch nhưng vẫn duy trình an ninh quốc gia.

            Nghị định số 113/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 21/7/2025

Minh Quang


Đang cập nhật bài hát.

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Ban Quản lý Khu công nghệ cao Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai​

Chịu trách nhiệm chính: ông Phạm Việt Phương - Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai . 
Địa chỉ Văn phòng đại diện: Số 288/4 đường 30/4, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

​Trụ sở chính: xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
ĐT: 0251.650.9666 - Email: