Thứ 6 - 26/02/2016
Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024)
Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024)
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024)
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024)
Bao phủ hạt giống – hướng canh tác trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng

​Một nhóm các kỹ sư của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) gồm: Augustine Zvinavashe, Hui Sun, tiến sĩ Eugen Lim và giáo sư Benedetto Marelli đã tiến hành bao phủ hạt giống trong tơ sợi có vi khuẩn cố định đạm và tiến hành các thử nghiệm đã cho thấy những hạt giống này có thể nảy mầm trong điều kiện rất mặn mà những hạt giống không được bao bọc không thể nảy mầm, đồng thời tạo dinh dưỡng cho cây con thông qua quá trình tổng hợp cố định đạm từ vi khuẩn. 

Nghiên cứu cũng đã được công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS). Nghiên cứu dựa trên nền tảng nghiên cứu trước đây của giáo sư Benedetto Marelli về việc sử dụng lớp tơ sợi phủ lên hạt giống cây lương thực để kéo dài thời hạn sử dụng. Phân bón sinh học đã được giáo sư Benedetto Marelli tình cờ phát hiện có trong đất khi gieo các hạt giống trên - phân bón sinh học do nhóm vi khuẩn cộng sinh có trên lớp phủ tơ sợi, đã tổng hợp nito tự nhiên trong không khí tạo thành.

Mặc dù, vi khuẩn cố định đạm được phát hiện có trong tự nhiên, trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau nhưng chúng rất khó bảo tồn bên ngoài môi trường đất tự nhiên. Do đó, nhóm nghiên cứu đã quyết định thí nghiệm loại khi khuẩn cố định trên tơ sợi - vi khuẩn rhizobacteria, điều này không chỉ cung cấp phân bón tự nhiên cho cây trồng mà còn tránh các vấn đề liên quan khi cung cấp phân đạm cho cây trồng như: làm ảnh hưởng đến môi trường, tác động tiêu cực đến chất lượng đất và tốn nhiều năng lượng khi sản xuất đạm công nghiệp.

Để cố định vi khuẩn rhizobacteria trên tơ sợi và bao phủ hạt giống, những thí nghiệm ban đầu thất bại do vi khuẩn giảm số lượng gần như không hồi sinh khi gieo trồng hạt. Với ý tưởng của Zvinavashe là cần bổ sung thêm dinh dưỡng để vi khuẩn cố định đạm sử dụng, đó là đường trehalose. Thí nghiệm của nhóm nghiên cứu đã thành công tại Viện MIT và cơ sở nghiên cứu tại Đại học Bách khoa Mohammed VI ở Ben Guerir, Morocco.

Tơ sợi được sử dụng để bao phủ hạt là loại tơ tan trong nước, dễ dàng bao bọc hạt. giúp hạt chống chịu với điều kiện khắc nghiệt của môi trường như độ mặn, côn trùng và khi môi trường đất ẩm thì tơ dễ dàng tan cho hạt nẩy mầm, giải phóng vi khuẩn. 

Những loại vi khuẩn rhizobacteria thường cộng sinh với các cây họ đậu để cố định đạm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Với kết quả nghiên cứu của nhóm là  cố định vi khuẩn rhizobacteria cho các loại cây trồng khác nhau mà bản thân cây đó không thể thông qua bao phủ hạt với công nghệ trên làm thay đổi các hướng nghiên cứu đang triển khai là điều chỉnh DNA cuả thực vật hoặc vi khuẩn rhizobacteria để chúng có thể cộng sinh là không cần thiết nữa.

Hạt giống được nhúng vài giây trong dung dịch gồm: tơ sợi, vi khuẩn và trehalose đều lơ lửng trong nước ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thông thường, tạo thành lớp màng mỏng bao phủ hạt dày chỉ vài micrimet. Kỹ thuật này khá đơn giản và chi phí thấp có thể dễ chuyển giao và triển khai giúp canh tác ở những vùng đất được coi là không phù hợp với nông nghiệp.​ Bước tiếp theo, Nhóm nghiên cứu phát triển thêm các lớp phủ mới không chỉ bảo vệ hạt giống khỏi đất mặn mà còn giúp chúng chống chịu hạn hán hơn, sử dụng các lớp phủ hạt có khả năng hút nước từ đất với sự tài trợ một phần kinh phí của Chương trình nghiên cứu thuộc Đại học Mohammed VI Polytechnique và Viện MIT.

Dịch từ nguồn https://www.sciencedaily.com​



Đang cập nhật bài hát.

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Ban Quản lý Khu công nghệ cao Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai​

Chịu trách nhiệm chính: ông Phạm Việt Phương - Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai . 
Địa chỉ Văn phòng đại diện: Số 288/4 đường 30/4, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

​Trụ sở chính: xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
ĐT: 0251.650.9666 - Email: