Ngày 20/01/2025, Ban Quản lý Khu Công nghệ
cao công nghệ sinh học đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2025, với
các mục nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể như sau:
1.
Cải cách thể chế
Thực
hiện rà soát, hệ thống hóa các VBQPPL, tiến hành kiểm tra VBQPPL theo thẩm
quyền. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung và hoàn
thiện hệ thống VBQPPL về công nghệ cao công nghệ sinh học, bao gồm: hoạt động
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công
nghệ cao, phát triển nguồn nhân lực, thu hút đầu tư, sở hữu trí tuệ…
Đổi
mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi pháp luật: ban hành quy định và tổ
chức triển khai công tác tổ chức thi hành pháp luật; đổi mới công tác kiểm tra,
theo dõi, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm QLNN trong công tác tổ chức thi
hành pháp luật; thực hiện công PBGDPL thông qua tăng cường ứng dụng CNTT; tăng
cường vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội và
cộng đồng trong phản biện và giám sát pháp luật
Tiếp
tục triển khai hiệu quả công tác rà soát, kiểm tra các quy định của pháp luật;
kịp thời phát hiện những quy định chưa phù hợp, chưa đúng tinh thần cải cách
hành chính, kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung và ban hành văn bản mới phù
hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong Khu Công nghệ cao
công nghệ sinh học Đồng Nai.
2.
Cải cách thủ tục hành chính
Rà
soát, đánh giá TTHC trong quá trình thực hiện; đề xuất loại bỏ các thủ tục rườm
rả, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân; đề
xuất loại bỏ các thành phần hồ sơ không cần thiết, không hợp lý; đề xuất tích
hợp, cắt giảm mạnh các giấy tờ không cần thiết hoặc có nội dung thông tin trùng
lặp trên cơ sở ứng dụng công nghệ số và các cơ sở dữ liệu sẵn có; chủ động đề
xuất liên thông các thủ tục hành chính giảm thiểu đầu mối liên hệ, thời gian
chờ đợi cho người dân, doanh nghiệp.
Thực
hiện rà soát, đánh giá, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong phạm vi quản lý,
thẩm quyền giải quyết; đơn giản hóa, loại bỏ các thành phần hồ sơ không cần
thiết, không hợp lý, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính; chuẩn
hóa, điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai theo hướng cắt giảm thông tin phải khai báo.
Công
khai minh bạch 100% các TTHC mới do UBND tỉnh ban hành, TTHC được sửa đổi, bổ
sung, thay thế hoặc bị bãi bỏ, hủy bỏ thuộc phạm vị chức năng quản lý của Ban
Quản lý theo quy định của pháp luật bằng qua Trang thông tin điện tử của Ban
Quản lý.
Tạo ra
môi trường công khai, minh bạch về thủ tục, thông tin cho cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân dễ tiếp cận, tìm hiểu và thực
hiện TTHC, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; triển khai các
phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp đang hoạt động trong Khu Công nghệ cao công
nghệ sinh học như: tổ chức đối thoại, chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
3.
Cải cách tổ chức bộ máy
Rà
soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, Trung tâm để khắc phục tình
trạng trùng lặp, chồng chéo; báo cáo UBND tỉnh về phương án kiện toàn, sắp xếp
các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý theo quy định.
Tiếp
tục thực hiện công tác rà soát về cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế hiện có của
các phòng, Trung tâm để tham mưu hoàn thành tốt đề án tinh giản biên chế theo
lộ trình UBND tỉnh đề ra và phù hợp với tình hình thực tế tại Ban Quản lý.
Tổ
chức thực hiện Kết luận số 594-KL/TU ngày 25/12/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Đồng Nai; Kế
hoạch 403/KH-UBND ngày 30/12/2024 về thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
của các cơ quan chuyên môn, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn
tỉnh theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/20217 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng.
Thực
hiện việc kiểm soát quyền lực chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch
và đề cao trách nhiệm giải trình trong hoạt động của Ban Quản lý; triển khai
việc theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã phân cấp.
4.
Cải cách chế độ công vụ
Xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp tại Ban
Quản lý; phát huy tinh thần trách nhiệm, xây dựng đội ngũ CCVC đáp ứng yêu cầu
công việc và vị trí việc làm; tăng cường công tác kiểm tra, rà soát,
đánh giá việc quản lý, sử dụng CCVC; công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CCVC giữ
chức vụ quản lý.
Tăng
cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động công vụ; kịp thời phát hiện
và xử lý nghiêm người có hành vi sai phạm trong hoạt động thực thi công vụ.
Tăng
cường quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, không để xảy ra sự thiếu trách
nhiệm, tắc trách, vô kỷ luật trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ
được giao, xử lý nghiêm những vi phạm.
Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, đánh
giá hiệu quả làm việc của CCVC; rà soát, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách
nhiệm và thẩm quyền giải quyết công việc của CCVC một cách chủ động, nhanh
chóng.
Triển
khai công tác bồi dưỡng CCVC về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức công vụ, kỹ năng
giao tiếp gắn với việc nâng cao tính chuyên nghiệp, trách nhiệm công vụ, thái
độ phục vụ người dân, doanh nghiệp; ứng dụng CNTT vào hoạt động tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho CCVC tại Ban Quản lý.
5.
Cải cách tài chính công
Tăng
cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về sử dụng
ngân sách, phân phối tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Quản lý; rà
soát và tổ chức thực hiện các VBQPPL về quản lý ngân sách, quản lý tài sản
công, chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí tại Ban Quản lý và
Trung tâm.
Thực
hiện nghiêm túc, đầy đủ việc công khai tài chính theo quy định của pháp luật
(dự toán ngân sách năm 2025, tình hình thực hiện thu – chi ngân sách hàng quý,
năm 2025…), kịp thời triển khai các giải pháp thực hiện các kiến nghị sau thanh
tra, kiểm tra, kiểm toán về tài chính, ngân sách.
Quản lý sử
dụng kinh phí ngân sách nhà nước, tài chính công và
thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo Thông tư liên
tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 về quy định chế độ tự chủ, tự chịu
trách nhệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà
nước: việc sử dụng biên chế, kinh phí quản lý nhà nước, mua sắm trang thiết
bị, văn phòng phẩm, điện thoại ... và trang bị mua sắm tài sản công đúng mục
đích, tiết kiệm, sử dụng tài sản công có hiệu quả và thực hành tiết kiệm chống
lãng phí trong chi tiêu nội bộ theo đúng quy định.
6.
Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số
Tăng
cường ứng dụng CNTT, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Qua đó,
góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao hiệu quả điều hành tại Ban Quản
lý; nâng cao nhận thức, năng lực chuyển đổi số; triển khai các nhiệm vụ về
chuyển đổi số cho đội đội ngũ CCVC-NLĐ tại Ban Quản lý.
Phấn đấu 100% các cuộc họp tại Ban Quản lý gửi
tài liệu phục vụ hội họp bằng văn bản điện tử cho các đại biểu là cán bộ, công
chức, viên chức thay vì gửi văn bản giấy trong cuộc họp nhằm tăng thời gian
nghiên cứu, thảo luận; đẩy mạnh việc quán triệt việc ứng dụng thanh toán điện
tử, đa dạng hóa các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng các
dịch vụ công trực tuyến đối với toàn thể CCVC-NLĐ tại Ban Quản lý.
Bảo
đảm hạ tầng CNTT tại Ban Quản lý được vận hành thông suốt, kết nối, chia sẻ với
cơ sở dữ liệu của tỉnh, cơ sở dữ liệu chuyên ngành có liên quan; bảo đảm an
toàn, an ninh mạng cho toàn bộ hệ thống của cơ quan, đơn vị.
Duy
trì kết nối liên thông và sử dụng hiệu quả Hệ thống quản lý văn bản điện tử
trong việc quản lý, gửi, nhận, xử lý văn bản điện tử; tăng cường thực hiện quy
trình ban hành văn bản đi sử dụng chữ ký số của tổ chức và cá nhân thay thế văn
bản giấy.
Tạ Minh Quang