Cải cách thủ tục hành chính là
một trong những nội dung quan trọng nhất trong Chương trình mục tiêu chiến lược
quốc gia về cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2030. Qua công tác kiểm soát
thủ tục hành chính, phải huy động toàn xã hội tham gia vào quy trình kiểm soát
thủ tục hành chính để thực hiện tốt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, bảo
đảm nguyên tắc chỉ ban hành và duy trì các thủ tục hành chính thực sự cần
thiết, hợp lý, hợp pháp và có chi phí tuân thủ thấp nhất.
Có thể nhận thấy rất rõ, việc kiểm soát TTHC để nâng cao
chất lượng hệ thống các quy định hành chính không chỉ là nhiệm vụ của các cơ
quan, đơn vị kiểm soát TTHC mà đòi hỏi sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống hành
chính, từ cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
có các quy định về TTHC tới các bộ phận trực tiếp thực hiện TTHC; từ trách
nhiệm của cán bộ, công chức đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, các đối tượng
tham gia vào TTHC.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội
ngũ công chức tại Ban Quản lý trong thực thi công vụ, giải quyết thủ tục hành
chính cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, phát huy kết quả đạt được, khắc phục
khó khăn, hạn chế, từng bước thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của công
tác cải cách hành chính, cải thiện các chỉ số PAR INDEX, PAPI, SIPAS, PCI.
Tiếp tục thực hiện
cải cách đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến người
dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước;
rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối
ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công
nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện,
nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh,
bình đẳng, minh bạch.
Thực tế đã
chỉ ra rằng, nếu không làm tốt công tác giám sát, kiểm soát TTHC thì các hoạt
động nhằm cải cách thủ tục hành chính đôi khi chỉ mang tính hình thức. Sẽ có
nhiều thủ tục được “cải cách” trên giấy tờ, không có tính thực thi trong
thực tế. Do vậy, để bảo đảm tính khả thi của TTHC thì bước đầu tiên của quy
trình kiểm soát chính là việc tổ chức đánh giá tác động của quy định về TTHC.
Việc làm này có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường “trách nhiệm giải
trình” trước nhân dân của các ban soạn thảo về sự cần thiết, tính hợp lý,
tính hợp pháp và tính hiệu quả của quy định về thủ tục hành chính dự kiến ban
hành.
Nâng cao
hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao trách nhiệm
người đứng đầu, năng lực của đội ngũ CCVC; tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc tiếp cận và khai thác kết quả giải quyết
TTHC điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định số
45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên
môi trường điện tử và Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ
quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà
nước trên môi trường mạng.
Tăng cường
chất lượng việc
công bố, công khai minh bạch thủ tục hành chính; rà soát đánh giá thủ tục hành
chính nhằm phát hiện, loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp
lý, không phù hợp; sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc kiến nghị với cơ quan có
thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thủ tục hành chính theo quy định;
xây dựng, quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; vận
hành, khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến
nghị về quy định TTHC, tăng cường kiểm tra thực hiện hoạt động kiểm soát
TTHC... nhằm tạo nên chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức
và nhân dân về công tác kiểm soát TTHC, cải thiện mức độ hài lòng của người
dân, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chuyển đổi số cấp tỉnh góp phần xây dựng nền
hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả giải
quyết thủ tục hành.
Việc
công khai TTHC sẽ được thực hiện theo nguyên tắc đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng,
đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng và phải đăng tải trên cơ sở dữ
liệu quốc gia và thông tin rộng rãi cho người dân biết trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Khi thực hiện các TTHC với cơ quan hành chính, người dân
có quyền được biết, được hướng dẫn đầy đủ để thực hiện TTHC và từ chối thực
hiện những TTHC do các cơ quan hành chính và cán bộ, công chức tự đặt ra. Việc
này sẽ hạn chế và dần đi đến chấm dứt các hành vi nhũng nhiễu, hành dân của một
bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền các cấp hiện nay. Thực tế đã
phát sinh rất nhiều trường hợp, cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết
TTHC đã lợi dụng sự mập mờ, bất cập của pháp luật để tự ý đặt ra các loại thủ
tục, hồ sơ, giấy tờ nhằm gây khó khăn, sách nhiễu với người dân. Nhiều trường
hợp đã bị xem xét, xử lý kỷ luật. Chính vì vậy, công khai TTHC là một yêu cầu
không thể thiếu trong kiểm soát TTHC.
Tạ
Minh Quan