Thứ ba, ngày 21/1/2025
Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024)
Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024)
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024)
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024)
Nhận thức chung về an ninh mạng và tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến hiện nay

Sáng ngày 29/8/2024, hội nghị tập huấn báo cáo viên pháp luật Quý III/2024  do Sở Tư pháp chủ trì được tổ chức tại khách sạn Đồng Nai với nội dung “Nhận thức chung về an ninh mạng và tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến hiện nay.

Hội nghị có sự tham dự của Thượng tá Nguyễn Hải Dương - Phó Trưởng phòng PA05, Công an tỉnh và đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, đại diện các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh, đại diện các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh, các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các cơ quan viễn thông và đội ngũ công chức tham mưu công tác phổ biến giáo dục pháp luật thuộc các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

báo cáo viên 01.jpg

Hình: Hội nghị tập huấn báo cáo viên pháp luật Quý III/2024.

Tại Hội nghị các đại biểu đã nghe phóng sự về một số hành vi lừa đảo của tội phạm sử dụng công nghệ cao trong thời gian qua. Nghe đồng chí Thượng tá Nguyễn Hải Dương - Phó Trưởng phòng PA05, Công an tỉnh báo cáo tình hình tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao, những quy định pháp luật về an ninh mạng và các giải pháp phòng ngừa và nâng cao ý thức cảnh giác đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao hiện nay.


báo cáo viên 02.jpg

Hình: Đồng chí Thượng tá Nguyễn Hải Dương - Phó Trưởng phòng PA05, Công an tỉnh triển khai chuyên đề.

Những năm vừa qua, lừa đảo trực tuyến đã và đang trở thành vấn nạn trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Các đối tượng lợi dụng bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin đã thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao, gây bức xúc trong dư luận và quần chúng nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội. Nạn lừa đảo xảy ra ở hầu hết các địa phương trên cả nước, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm hình sự, da dạng về hình thức, phạm vi hoạt động xuyên quốc gia. Các đối tượng liên tục thay đổi phương thức, sử dụng nhiêu thủ đoạn phạm tội mới; hoạt động tinh vi, chuyên nghiệp hơn; có sự móc nối, học tập kinh nghiệm của các băng nhóm tội phạm trên thế giới.

Riêng năm 2023, thế giới ước tính thiệt hại là 1.026 tỉ USD, tương đương 1,05% GDP toàn cầu.

Tại Việt Nam, thống kê trên Cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng, tương đương 3,6% GDP; trong đó 91% liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022, tỉ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%. Trong đó, riêng lực lượng ANM và PC TP sử dụng CNC cả nước đã tiếp nhận hơn 3.500 vụ việc lừa đảo, tổng số tiền thiệt hại hơn 2.487 tỉ đồng.

Tại Đồng Nai, trong 6 tháng đầu năm 2024, đã tiếp nhận 76 vụ lừa đảo qua mạng, tổng số tiền thiệt hại trên 325,4 tỉ đồng. Đã làm rõ 04 vụ/14 đối tượng.

Theo Cẩm nang phòng chống lừa đảo trên không gian mạng của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), thì có 10 phương thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay, đó là

1.      Lừa đảo mua bán hàng hóa, dịch vụ (vé máy bay, du lịch...) giá rẻ

2.      Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội sau đó giả mạo người thân, quen nhắn tin, gọi điện yêu cầu chuyển tiền

3.      Lừa đảo chuẩn hóa thông tin cá nhân (thuê bao di động, VNeID, tài khoản ngân hàng...) để yêu cầu truy cập hoặc cài đặt ứng dụng độc hại.

4.      Giả mạo cơ quan, tổ chức, cá nhân tuyển người mẫu, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu sau đó lôi kéo làm nhiệm vụ online

5.      Giả danh công ty tài chính, ngân hàng để hỗ trợ cho vay, nâng hạn mức tín dụng... sau đó yêu cầu chuyền tiền để làm thủ tục

6.      Giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức phát tán tin nhắn SMS Brandname chứa đường dẫn truy cập vào các website giả mạo yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc tải về ứng dụng độc hại.

7.      Lừa đảo tham gia đầu tư sàn chứng khoán ảo, tiền ảo, đa cấp... sau đó khóa, đánh cháy tài khoản hoặc đánh sập sàn.

8.      Lừa đảo tình cảm sau đó dẫn dụ đầu tư tài chính, làm nhiệm vụ online hoặc gửi tiền, quà có giá trị

9.      Lừa đảo qua hình thức tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử, việc nhẹ lương cao

10. Giả danh cơ quan công quyền (công an, viện kiểm sát, tòa án, hải quan...), văn phòng luật sư, ngân hàng... gọi điện đe dọa yêu cầu chuyển tiền hoặc hỗ trợ lấy lại tiền đã bị lừa đảo.

Các phương thức đảo khác (cho số lô đề, chuyển nhầm tiền, lấy lại tài khoản mạng xã hội, gọi video nhạy cảm để tống tiền).

NGUỜI DÂN CẦN LÀM GÌ SAU KHI BỊ LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN

- Khi nghi ngờ bản thân có biểu hiện đang bị lửa đảo qua mạng, hãy tìm kiếm thông tin về các hình thức lừa đảo trên mạng internet hoặc xin sự tư vấn từ bạn bè, người thân. Đừng ngại ngùng chia sẻ câu chuyện mình đang gặp phải, người bên ngoài sẽ luôn có tâm lý bình tĩnh, tỉnh táo hơn.

- Trình báo ngay sự việc đến cơ quan Công an nơi gần nhất để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

- Liên hệ với Ngân hàng chủ quản để báo cáo sự việc và đề nghị hỗ trợ

- Lưu lại tất cả thông tin như lịch sử trò chuyện, các số điện thoại, tài khoản mạng xã hội liên quan, sao kê giao dịch ngân hàng và cung cấp cho cơ quan Công an khi trinh báo.

- Cài đặt lại mật khẩu các tài khoản cá nhân trong trường hợp bị đánh cắp thông tin cá nhân hoặc bị tấn công chiếm quyền điều khiển thiết bị điện tử.

- Cảnh báo cho bạn bè, người thân về hình thức lừa đảo mình đã hoặc đang gặp phải nhằm chủ động phòng ngừa.

Thông qua hội nghị đã cung cấp đên đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về các biện pháp phòng ngừa tội phạm sử dung công nghệ cao, các quy định của pháp luật về an ninh mạng và phòng, chống, tội phạm sử dụng công nghệ cao nhằm giúp đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nắm bắt được tình hình về tội phạm sử dụng công nghê cao, thực hiện tuyên truyền, phố biến cho cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan, đơn vị công tác và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tài liệu nhận thức chung về tội phạm công nghệ cao: tuyen truyen lua dao (1).pdftuyen truyen lua dao (1).pdf

                                                                      Tạ Minh Quang


Đang cập nhật bài hát.

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Ban Quản lý Khu công nghệ cao Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai​

Chịu trách nhiệm chính: ông Phạm Việt Phương - Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai . 
Địa chỉ Văn phòng đại diện: Số 288/4 đường 30/4, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

​Trụ sở chính: xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
ĐT: 0251.650.9666 - Email:

EMC Đã kết nối EMC